TIN NỔI BẬT:

Cổng thông tin điện tử huyện An Biên

Tài nguyên môi trường

Xem với cỡ chữAA

Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang

(10:39 | 06/04/2023)

Ngày 06/4/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành chủ trì Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang.
Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày dự thảo Báo cáo sơ kết tình hình thực hiện Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản tỉnh Kiên Giang; ý kiến thảo luận của một số địa phương, sở, ngành, đơn vị, lực lượng Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có liên quan; Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Minh Thành có ý kiến kết luận, như sau:
Tỉnh ta có ngư trường khai thác lớn, phương tiện khai thác nhiều (nhiều nhất cả nước). Tỉnh đã chủ động xây dựng và phê duyệt Dự án điều tra các nghề khai thác vùng biển ven bờ và vùng lộng biển Kiên Giang, đề xuất sắp xếp lại cơ cấu nghề khai thác thủy sản của tỉnh. Dự án hết sức quan trọng, nhằm điều tra các nghề khai thác, vùng ven bờ, vùng lộng vùng khơi, để xác định được quy mô khai thác, lực lượng đội tàu khai thác có phù hợp với việc bảo vệ nguôn lợi thủy sản hay không? từ đó quy hoạch lại không gian biển, trong đó bao gồm: việc bảo vệ ngư trường trong mùa cá sinh sản, mùa vụ khai thác thủy sản, giảm số lượng tàu khai thác, sản lượng khai thác để phù hợp với trữ lượng nguồn lợi thủy sản,...
Qua điều tra số lượng tàu cá tham gia khai thác quá nhiều, sản lượng khai thác rất lớn, có cả các tàu cá khai thác theo hình thức hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, từ đó những phương tiện lớn bắt đầu khai thác ngoài vùng khơi, thậm chí vi phạm vùng biển nước ngoài nên EC cảnh báo “Thẻ vàng”. Từ những khó khăn vừa qua, cho thấy do lịch sử để lại, chúng ta xác định bảo vệ vùng biển và phát triển kinh tế, khuyến khích doanh nghiệp và người dân đóng mới tàu cá để phát triển kinh tế và bảo vệ vùng biển chủ quyền quốc gia, nhưng không kiểm soát được quy hoạch về số lượng tàu cá, sản lượng khai thác trên vùng biến, dẫn đến cạn kiệt dần và vi phạm vùng biến nước ngoài.
Việc triển khai thực hiện Dự án trong thời gian qua đã có sự chủ động, vào cuộc và phối hợp của các ngành, các địa phương có Hên quan, nên đã đạt được một số kết quả nhất định: tổ chức điều tra khảo sát số ngành nghề khai thác trên biển, số lượng phương tiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, phương tiện đăng ký, đăng kiếm, có phép hoạt động và số phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm, chưa cấp phép hoạt động? Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh rất tốt trong triển khai thực hiện Dự án, có kiểm tra đôn đốc việc thực hiện,... tuy nhiên phải mạnh dạn đánh giá Dự án chưa đạt được như mong muốn, đặc biệt là liên quah rất nhiều nội dung về cơ chế, chính sách hỗ trợ; một số ngành, địa phương được giao nhiệm vụ chưa quan tâm cụ thế hóa bằng việc xây dựng kẹ hoạch thực hiện.
Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi biển, đảm bảo an toàn trong sản xuất. Nghiên cúu, tính toán có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi biển theo hướng phát triển công nghệ cao, tùng bước tạo sinh kế cho người lao động chuyển đổi nghề, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Quan tâm tạo điều kiện cho các đối tượng chuyển đổi nghề được vay vốn, đề xuất Trung ương hỗ trợ một phần cho ngân sách, do tỉnh Kiên Giang có đội tàu lớn phải chuyển đổi nghề.
Thường xuyên phối hợp với Chi cục Kiểm ngư, đặc biệt là các Đồn/ Trạm kiểm soát Biên phòng, phối hợp nắm tình hình về việc hoạt động của các tàu và phương tiện trên địa bàn, qua đó có kiểm tra phối hợp xử lý nghiêm các tàu vi phạm kể cả trong nước, ngoài nước.